Trang chủ Đặc sắc phong tục Tết Nguyên Đán tại ba miền Việt Nam

Đặc sắc phong tục Tết Nguyên Đán tại ba miền Việt Nam

 

Người Việt Nam quanh năm tất bật với công việc, người chọn gắn bó với quê hương; người đi làm xa nhà; và…còn có người sang tận xứ người để thực hiện giấc mơ, công việc mình theo đuổi. Thế nhưng, đến mỗi dịp tết , người con Việt Nam nào cũng tạm cất hết những công việc bận rộn hàng ngày, mong ngóng ngày trở về quê hương, để cảm thấy bản thân thật nao nức trở về nhà, lòng rộn ràng khó tả. Tết là để trở về, Tết là để sum họp, chính vì thế người ta thường gọi Tết đoàn viên.

Tết là dịp người ta cùng chúc nhau những lời tốt lành để năm mới thêm vui vẻ, nhiều may mắn. Tết là dịp nhìn thấy trẻ em vui vẻ với quần áo mới nhận những lì xì may mắn đầu năm, mùi hương khói lan tỏa khắp nơi, một không khí rất thân thương, rất ấm cùng làm ta bất giác một nụ cười an nhiên vô cùng. Hòa với không khí rộn ràng sắc xuân, của một lễ tết tràn ngập, người Việt Nam mỗi miền vẫn luôn sắm sửa tết với những đặc trưng riêng của 3 miền. Có một cái Tết Việt vẫn đậm đà bản sắc dân tộc theo thời gian trên ba miền đất nước.

 

tet

 

Hoa ngày Tết   

 Miền Bắc: Hoa đào khoe sắc

Người miền Bắc đón tết với những chậu hoa đào nở rộ, tỏa sắc hồng rạng rỡ. Nhìn vào màu sắc cũng khiến người ta cảm thấy dễ chịu, rộn ràng biết Tết đã về. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.

hoa-dao-1

Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ, vạn sự như ý. Hoa đào như mang tới cho mỗi người một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.

Màu hồng đỏ của hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Đặc biệt, vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, xinh đẹp, duyên dáng, e lệ và kiều diễm.

 

hoa-dao-2

Bởi thế mỗi dịp tết đến, mỗi nhà đều cố gắng sắm sửa cho mình những cành đào khoe sắc, không có hoa đào, người ta đều cảm thấy như thiếu hẳn một cái tết vui tươi.

 

Miền Trung: đủ sắc hoa rực rỡ

Miền Trung thân thương là nơi giao thoa văn hóa, có nhiều phong tục giống miền Nam và miền Bắc, nhưng cũng nhiều truyền thống độc đáo riêng. Như mọi miền, các phong tục này đều có ý nghĩa cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

hoa-mai-2

Phong tục tết miền Trung là nơi giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam. Hoa tết của người miền Trung đủ sắc hoa. Người miền Trung có thể trưng mai vàng hoặc đào thắm, không câu nệ. Ngoài ra, người dân còn thường chọn thêm nhiều loại cây, hoa cảnh để bày trong nhà dịp Tết đến xuân về. Các loại cây hoa được bày bán ở chợ Tết.

 

Miền Nam: Mai vàng đón xuân

Nếu miền Trung với khí hậu khắc nghiệt, miền Bắc có cả mùa lạnh thì miền Nam là vùng đất có khí hậu lý tưởng hơn, nắng ấm gần như quanh năm. Đây chính là điệu kiện thuận lợi để những bông hoa mai khoe sắc. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới. mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

hoa-mai-1

 

Mâm ngũ quả

Miền Bắc:  Người miền bắc rất coi trọng tết nguyên đán, chính vì thế mâm ngũ quả của miền Bắc cũng được coi trọng, chuẩn bị rất tỉ mỉ. Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Năm loại quả xuất hiện trong nâm cúng của người miền Bắc tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy. thường có những loại quả quen thuộc tượng trưng như chuối, bưởi, cam, quýt, hồng, đào, mận, hồng xiêm, nho… người miền bắc cũng rất coi trọng cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc

Miền Trung:  Người miền trung chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon. Là miền khí hậu có phần khắc nghiệt, không được thiên nhiên ưu đãi nên mâm ngũ quả người miền Trung thường đơn giản, nhưng cũng không thể thiếu. Thường thấy những loại quả sau trên mâm ngũ quả người miền Trung thường chuẩn bị như Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

mam-ngu-qua-2
Mâm ngũ quả của người miền Trung

 

Miền Nam: người miền Nam với tâm hồn phóng khoáng thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc. ngoài ra, Các gia đình cho thêm quả sung – tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm còn có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên… Tuy nhiên, khác với người miền Bắc, họ không bày một số loại quả như chuối; lê, táo, cam, quýt bởi người miền Nam quan điểm những quả này mang ý nghĩa không may mắn…

mam-ngu-qua-3
Mâm ngũ quả của người miền Nam

 

Mâm cỗ ngày Tết

Miền Bắc: Một mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc điển hình không thể thiếu các món như bánh chưng, giò, thịt gà, nem, canh măng, dưa hành… được bày biện đẹp đẽ, tinh tươm, thịnh soạn. Mâm cơm thể hiện sự quây quần, đủ đầy, mong ước có một năm mới no đủ, thịnh vượng. Ngoài ra, Cũng có thể thêm giò thủ, thịt đông, chả đẫy, nộm su hào, nộm rau cần và các món xào, bát hầm, bát miến, bát mọc, ngoài ra còn có các món tần. Bên cạnh những món trên, tùy từng gia đình, có những nơi còn có các món cá chép, cá trắm kho riềng, cuốn diếp, cuốn bỗng. các loại mứt cũng rất đặc sắc cần chuẩn bị như mứt sen, quất, gừng, hồng khô, ô mai mơ, gừng.

mam-co-1

 

Miền Trung: Dù là vùng miền khó khăn của Tổ quốc do điều kiện địa lý khắc nghiệt, người miền Trung vẫn chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết vô cùng chu đáo, cẩn thận. Người miền Trung cúng bánh chưng, nhưng ăn thì thường chọn bánh tét. Đĩa bánh tét dẻo thơm là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. Một số tỉnh, nhất là Huế, làm cơm khá cầu kỳ, đủ thức ngon, sơn hào hải vị. Tuy nhiên, phần lớn chọn các món đơn giản mà vẫn đủ đầy như gà, giò, miến nấu, dưa muối, các món cuốn, xào…

mam-co-2

 

Miền Nam: với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực phẩm miền Nam cũng rất phong phú, thế nên không lạ gì khi mâm cỗ ngày tết miền Nam rất phong phú. Đầy đủ từ món khai vị tới dự trữ.  Món khai vị cũng có chả, nem, gỏi gà xé phay, kiệu chua, tai heo ngâm giấm. Các món dự trữ thì có lạp xưởng, bao tử nhồi, da bao. Đối với đa số các gia đình miền Nam thì Tết đến nhà nào cũng có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá, dưa món, củ kiệu. Món tráng miệng trong mâm cơm ngày tết ở miền Nam thường có các loại mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt gừng dẻo, mứt củ năng, mứt khoai lang.

mam-co-3

 

Mỗi vùng, mỗi miền có nét đặc trưng về Tết khác nhau, thế nhưng đều mang ý nghĩa cầu chúc cho năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, cầu chúc mọi người an lành, hạnh phúc, may mắn, sung túc, no đủ…để những người con Việt Nam dù đi xa đến đâu cũng luôn nhớ về quê hương, nao nức đón chờ ngày lễ tết để đoàn viên cùng gia đình, để có thể kể cho những người bạn trên khắp thế giới phong tục tập quán đặc biệt của quê hương Việt Nam.

 

anh-ket