Trang chủ “Phải coi OCOP là một chương trình kinh tế”

“Phải coi OCOP là một chương trình kinh tế”

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm” tỉnh Quảng Ninh (OCOP) đã đạt được những thắng lợi lớn, trở thành mô hình điểm cho cả nước học tập, được Chính phủ khuyến khích triển khai trên toàn quốc. Thành tựu đầu tiên phải nhắc đến đó chính là nhận thức về chương trình OCOP trong cán bộ, người dân được nâng lên rõ rệt, đã phần nào khơi dậy và phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương, góp phần phục vụ phát triển kinh tế và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh. Từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ tự cung tự cấp, đến nay tỉnh đã có hơn 200 sản phẩm, nhóm sản phẩm có mẫu mã bao bì đẹp, phong phú được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận tích cực.

images1008868_25593438_2049010098664454_6385906_n

Chương trình OCOP khẳng định là hướng đi đúng góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị giá trị sản xuất và là thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh. Đây là nội dung quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một chương trình kinh tế chứ không phải là một phong trào. Nhưng để nó có thể trở thành một chương trình kinh tế, trước mắt chúng tôi phải đẩy nó lên thành phong trào để người dân thi đua làm ăn. Sau đó, từng bước, chúng tôi sẽ tổ chức các mô hình sản xuất và siết chặt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Giai đoạn đầu, quả thật nhà nước đã hỗ trợ rất nhiều, vì đây là mô hình mới, người dân chưa biết, chưa hiểu. Tuy nhiên, sản phẩm phải do chính người dân làm ra chứ không phải do nhà nước làm. Tôi lấy ví dụ về sản phẩm trà hoa vàng ở Ba Chẽ, nhà nước không thể đứng ra làm thay cho anh Nịnh Văn Trắng được mà anh ấy phải tự làm. Nhưng anh ta chưa biết làm thì nhà nước phải hỗ trợ: Hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về cách làm, hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ về xúc tiến thương mại. Nói tóm lại là nắm tay chỉ việc, kể cả việc hỗ trợ thành lập công ty của anh ấy.

Khu vực nông thôn làng xã, người dân có trình độ và điều kiện sản xuất hạn chế, do đó, việc triển khai thực hiện chương trình OCOP không thể nóng vội, phải kiên trì, bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân